Thuốc chữa bệnh sùi mào gà tại nhà

 Sùi mào gà là một trong những bệnh xã hội phổ biến do virus HPV gây nên. Có hơn 100 type virus HPV khác nhau, trong đó có khoảng 20-30 type có thể gây ra bệnh sùi mào gà, tuỳ từng loại virus sẽ gây nốt sùi ở các vị trí khác nhau. Sùi mào gà có nguy cơ gây ung thư cổ tử cung và ung thư dương vật. Đặc biệt người nhiễm HIV có tỷ lệ mắc bệnh rất cao.

          Bệnh Sùi mào gà chủ yếu lây truyền qua quan hệ tình dục không an toàn giữa người lành và người mang virus sui mao ga. Thời kỳ ủ bệnh kéo dài từ vài tuần đến 2 hoặc 3 tháng, sau đó xuất hiện triệu chứng:

- U nhú màu hồng tươi, mềm, có chân hoặc cuống, không đau, đụng vào dễ chảy máu, đôi khi bằng phẳng với mặt da nên khó phát hiện.

- Ở nữ bệnh thường gặp ở âm vật, môi lớn, môi nhỏ, cổ tử cung, âm đạo và tầng sinh môn.

- Ở nam thường gặp ở rãnh quy đầu, bao da quy đầu, thân dương vật, miệng sáo.

- Cả nam và nữ có thể gặp ở hậu môn, quanh hậu môn, miệng, họng.

- Người mẹ có thai bị nhiễm HPV có thể gây u nhú thực quản ở trẻ sơ sinh nếu sinh con qua đường âm đạo.

           Bệnh Sùi mào gà rất dễ nhầm với hạt ngọc sinh lý quanh bao quy đầu và thuốc chữa bệnh sùi mào gà hay triệu chứng sẩn phì đại trong bệnh giang mai vì vậy nếu thấy nghi ngờ nên đi khám chuyên khoa da liễu để được chẩn đoán, điều trị đúng và kịp thời.

           Bệnh Sùi mào gà hiện nay chưa có thuốc chữa trị bệnh khỏi triệt để. Khi mắc sùi mào gà, gần như người bệnh phải chấp nhận sống chung với căn bệnh này cả đời. Sùi mào gà có khả năng chữa trị cao nhất ở giai đoạn đầu khi mới có những biểu hiện, càng để lâu thì khả năng chữa trị bệnh càng giảm. Có nhiều phương pháp điều trị khác nhau nhưng cũng chỉ làm giảm hoặc mất triệu chứng chứ không khỏi được bệnh. Vì vậy, người bệnh cần điều trị tại cơ sở y tế có chuyên khoa về da liễu, và cần điều trị cho cả bạn tình.

(Phương pháp Đốt điện - Ảnh minh họa)

          Các phương pháp điều trị bệnh Sùi mào gà đang được triển khai tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật hình ảnh bệnh sùi mào gà tỉnh Phú Thọ là sử dụng Acid Trichoacetic 80%-90%, dung dịch Podophylin 10%- 20%, đốt bằng nitơ lỏng, phẫu thuật cắt bỏ,… đặc biệt đốt điện và laser là 2 phương pháp được áp dụng nhiều và đạt hiệu quả nhất.

           Phụ nữ mắc Sùi mào gà ở cổ tử cung cần làm xét nghiệm chẩn đoán sớm ung thư cổ tử cung định kỳ hàng năm. Đây cũng là xét nghiệm đang được triển khai thường xuyên tại Khoa Xét nghiệm - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Phú Thọ. Đặc biệt, Phòng tiêm chủng Vacxin của Trung tâm kiểm soát bệnh tật Phú Thọ đang triển khai tiêm vắc xin phòng ung thư cổ tử cung trong đó có type phòng bệnh sùi mào gà.


Comments